Hi quest ,  welcome  |  sign in  |  registered now  |  need help ?

Đến lượt Samsung bị "tố" ép công nhân làm quá giờ

Written By Unknown on 12.27.2012 | 10:00 AM

Các công nhân thuộc dây chuyền lắp ráp ở một nhà máy của Samsung tại Huệ Châu, Trung Quốc đang phải làm việc hơn 12 tiếng mỗi ngày để sản xuất các thiết bị di động mới nhất cho gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc Samsung.

Sau khi một loạt nhà máy Foxconn sản xuất điện thoại iPhone cho Apple bị chỉ trích vì buộc công nhân làm việc quá giờ trong điều kiện sống nghèo nàn thì mới đây, nhà máy sản xuất của Samsung cũng bị báo giới lên tiếng về vấn đề tương tự. Wang Hong Wei, 24 tuổi và khoảng 4 đến 6 công nhân khác cho biết họ phải lắp ráp 2.700 chiếc điện thoại Samsung Galaxy S III mỗi ngày tại nhà máy do HTNS Shenzhen Co điều hành. Tuy nhiên, họ không bao giờ hoàn thành nhiệm vụ được giao trong số giờ lao động bình thường.

"Họ nói với chúng tôi rằng chúng tôi có thể hoàn thành việc đó trong 10 tiếng đồng hồ nhưng 10 tiếng vẫn không đủ", Wang nói "Mỗi ngày chúng tôi cứ làm việc nhưng chúng tôi không thể hoàn thành số lượng được giao".

Giờ làm việc kéo dài thường bị chỉ trích là một trong những hành vi vi phạm luật lao động nghiêm trọng chủ yếu xảy ra tại các nhà máy sản xuất điện tử ở Trung Quốc. Sau khi phải đối mặt với sự kiểm soát ngày càng cao về các điều kiện lao động ở Trung Quốc, cả Samsung và Foxconn đã cam kết giảm giờ làm thêm của công nhân trong vòng hai năm tới.

Foxconn dự định đến tháng 7/2013 sẽ hạn chế giờ làm thêm tại các nhà máy của mình theo quy định của luật pháp Trung Quốc là 36 tiếng đồng hồ/tháng. Trong khi đó, Samsung cũng có kế hoạch sẽ thực hiện động thái tương tự vào cuối năm 2014 đối với các nhà máy cung ứng của hãng tại nước này.

Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là rất khó để có thể hoàn thành mục tiêu đặt ra về năng suất và nếu xử lý không đúng cách có thể dẫn đến việc giảm mức lương của người lao động mà phần lớn trong số họ đang phải phụ thuộc vào số tiền kiếm được nhờ làm thêm ngoài giờ để kiếm sống. "Nếu họ cắt giảm giờ làm thêm, điều đó chắc chắn sẽ gây tổn hại đến chúng tôi", Li Xiaoan, một công nhân của Foxconn bày tỏ "Số tiền chúng tôi nhận được theo đó sẽ ít hơn".

Các tổ chức bảo vệ người lao động cũng nhận ra một thực tế rằng nhiều người lao động muốn được làm thêm giờ, thậm chí cả khi các nhóm này đã liên tục chỉ trích Foxconn và Samsung vì hành vi này.
Foxconn có vẻ như đã nhận thấy được tình thế tiến thoái lưỡng nan của người lao động và tập đoàn này dự định sẽ tăng mức lương của công nhân để giảm thiểu những tác động của việc giảm giờ làm thêm. Trong khi đó, Samsung cũng đang tìm ra các biện pháp để bỏ giờ làm thêm quá mức nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Mặc dù cả Foxconn và Samsung đều cam kết sẽ thực hiện việc này nhưng các chuyên gia đều tỏ ra nghi ngờ về điều đó. Kalen Hua, một điều phối viên tại Trung tâm nghiên cứu lao động Trung Quốc khẳng định không chỉ các nhà máy mà những khách hàng như Apple phải hành động. Để góp phần giảm nhu cầu đối vời làm thêm giờ, Apple phải cho các nhà máy thêm thời gian để hoàn thành các đơn đặt hàng của họ.
Võ Hiền

10:00 AM | 0 comments

Những sản phẩm đình đám bị “khai tử” trong năm 2012

Năm 2012 ghi dấu sự xuất hiện của nhiều sản phẩm mới, tuy nhiên bên cạnh đó có không ít những sản phẩm “tên tuổi” trong làng công nghệ bị “khai tử”. Dưới đây là những cái tên tiêu biểu nhất.
Những sản phẩm đình đám bị “khai tử” trong năm 2012

Mặc dù thông báo sẽ ngừng phát triển vào năm 2011, tuy nhiên đến năm 2012, phiên bản MacBook nguyên gốc của Apple mới chính thức bị “khai tử” và bị thay thế bằng dòng sản phẩm laptop MacBook Air và MacBook Pro.

Với mức giá cả phù hợp, laptop MacBook là sự lựa chọn hàng đầu của sinh viên trong thời gian “hoàng kim” của sản phẩm này. Sau khi bị khai tử, hiện Apple còn 2 dòng sản phẩm góp mặt trên thị trường laptop là MacBook Air và MacBook Pro.

Nexus Q có thể xem là một trong những “bom xịt” đáng thất vọng nhất của Google. Nexus Q là thiết bị có thể kết nối với HDTV hay hệ thống âm thanh giải trí để phát trực nội dung video từ Youtube hay chạy các ứng dụng tử Google Play. Thiết bị có thể điều khiển từ xa thông qua smartphone hay máy tính bảng chạy Android.

Được quảng cáo là sản phẩm do chính Google thiết kế và sản xuất, tuy nhiên thiết bị giải trí chạy trên nền tảng Android 4.0 này lại được trang bị quá ít tính năng, so với mức giá cao lên đến 299 USD. Cuối cùng, Google đã phải lặng lẽ “khai tử” Nexus Q chỉ sau 4 tháng xuất hiện. Thậm chí, cho đến lúc bị “khai tử”, nhiều người vẫn không chắc rằng tính năng thực sự của Nexus Q là gì.



New iPad (iPad thế hệ thứ 3) có thể xem là một trong những sản phẩm có tuổi đời ngắn nhất của Apple. Được giới thiệu từ hồi tháng 3, đây là chiếc iPad đầu tiên được trang bị màn hình siêu nét với độ phân giải lên đến 2048x1536, sử dụng vi xử lý lõi kép thế hệ mới và trang bị camera iSight tương tự như trên iPhone 4S.

Tuy nhiên, chỉ 7 tháng sau, Apple đã bất ngờ tuyên bố “khai tử” iPad thế hệ thứ 3  và thay thế bằng iPad thế hệ thứ 4, với không có quá nhiều nổi bật về cấu hình, trong khi thiết kế vẫn giữ nguyên như cũ.



Cách đây ít năm, khi máy tính bảng chưa “làm mưa làm gió” trên thị trường, thì phân khúc máy tính bảng cỡ nhỏ (netbook) vẫn là một phân khúc rất hứa hẹn. Vào thời điểm đó, nhắc đến netbook nhiều người sẽ nghĩ ngay đến dòng sản phẩm Eee PC của ASUS.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của máy tính bảng, netbook dường như đã chìm vào quên lãng, điều này đã khiến cho ASUS phải “khai tử” thương hiệu netbook nổi tiếng một thời Eee PC. Đích thân CEO Jerry Shen của ASUS đã xác nhận vào tháng 9 vừa qua rằng thương hiệu Eee PC sẽ không còn được tiếp tục phát triển mà hãng công nghệ Đài Loan sẽ tập trung vào phân khúc máy tính bảng.



Webtop là tập hợp phần cứng và phần mềm, cho phép kết nối với smartphone để sử dụng tương tự như một chiếc laptop, trong đó smartphone hoạt động như “bộ não” của laptop. Khái niệm Webtop được Motorola giới thiệu đầu tiên tại CES 2011.

Tuy nhiên, với mức giá quá cao kèm theo chức năng khiêm tốn, Motorola đã phải “khai tử” Webtop trong năm 2012, mặc dù không thể phủ nhận được đây là một thiết bị với ý tưởng thú vị.


Năm 2012 không chỉ ghi nhận sự “khai tử” của laptop MacBook, mà Apple cũng đã “khai tử” phiên bản MacBook Pro cỡ lớn 17-inch. Có vẻ như Apple không còn muốn tập trung vào những sản phẩm cỡ lớn với kích thước cồng kềnh, mà ngày càng yêu thích những sản phẩm nhỏ và nhẹ hơn.

Sau khi bị khai tử, người dùng sẽ chỉ còn 3 sự lựa chọn kích cỡ với dòng laptop MacBook, bao gồm MacBook Air phiên bản 11-inch, 13-inch, 15-inch và dòng MacBook Pro với 2 phiên bản 13-inch và 15-inch.

Năm 2012, Dell quyết định rút chân khỏi thị trường smartphone, vốn không phải thế mạnh của mình, bằng việc chính thức khai tử thương hiệu smartphone Venue của hãng.

Được giới thiệu hồi tháng 12/2010, Venue là chiếc smartphone chạy Windows Phone 7 của Microsoft, tuy nhiên, trong khoảng thời gian “ngắn ngủi” trên thị trường (bị khai tử vào tháng 3/2012), Venue không để lại dấu ấn đáng chú ý nào.

Có vẻ như Dell đang muốn tập trung trở lại vào thị trường máy tính, vốn là thế mạnh của mình, hơn là cạnh tranh trên thị trường nhiều rủi ro như smartphone.


Được giới thiệu tại CES 2010, Dash có thể xem là một thiết kế “sơ khai” chiếc máy tính bảng của Sony, trước cả thời điểm iPad phiên bản đầu tiên chính thức xuất hiện. Sản phẩm có màn hình 7-inch, hỗ trợ cảm ứng và kết nối Wifi.

Tuy nhiên, trên thực tế, Dash không phải là một thiết bị di động vì sản phẩm không được tích hợp pin mà phải sử dụng nguồn điện cố định. Người dùng chỉ có thể sử dụng Dash để làm đồng hồ báo thức, nghe radio trực tuyến hay sử dụng làm khung ảnh kỹ thuật số… người dùng cũng có thể tải và cài đặt thêm các ứng dụng trên thiết bị này.

Tuy nhiên, với sự phát triển của thị trường máy tính bảng, cùng với sự hạn chế về tính năng đã khiến Sony phải “khai tử” sản phẩm này vào tháng 1/2012 để tập trung vào các sản phẩm di động khác của mình.

Phạm Thế Quang Huy

9:27 AM | 0 comments

Du lịch độc đáo nhất nhì hành tinh

Du lịch trên Mặt Trăng hay đến xứ sở của những người lùn là những tour du lịch độc đáo nhất thu hút được sự quan tâm của những người ưa thích khám phá.

1. Du lịch trên Mặt Trăng
 
Một hãng hàng không của Nga mang đến cho mọi người cơ hội để có thể thám hiểm Mặt Trăng. Kỳ nghỉ đặc biệt này kéo dài một tuần, tốc độ của tàu vũ trụ có thể lên đến 17.000km/giờ, du khách có thể ngắm những ngôi sao, nhìn thấy phía Mặt Trăng được chiếu sáng, và quan sát Trái Đất từ khoảng cách 250.000 dặm. Tuy nhiên, du khách phải trải qua một khóa đào tạo kéo dài bốn tháng trên một phi thuyền với hai chỗ ngồi, mỗi chỗ là 100 triệu USD.

2. Kỳ nghỉ 1 triệu USD


Khách sạn Emirates Palace đã đưa ra một gói du lịch trị giá 1 triệu USD, bao gồm vé máy bay, 7 tối nghỉ tại phòng tổng thống tại khách sạn, đi xe limousine trong thời gian ở Abu Dhabi, hàng ngày được cung cấp dịch vụ Spa cao cấp.

3. Du lịch cùng người cá


Những nàng tiên cá ở phía tây Florida mỗi năm thu hút lượng du khách khổng lồ, trong đó có rất nhiều ngôi sao. Khu resort Weeki Wachee được xây dựng bên cạnh một suối nước nóng tự nhiên, du khách có thể bơi cùng những nàng tiên cá dưới nước, nhưng sẽ chẳng bị ướt quần áo.

4. Du lịch khỏa thân


Bạn chỉ cần mang theo kem chống nắng và mỹ phẩm dùng cho một tuần, cùng với mũ nón và giày cho một chuyến du lịch độc đáo. Với một túi nhỏ bên người để mang đồ dùng cần thiết, bạn đã có một chuyến du lịch nhẹ nhàng không cần vướng bận đến đống hành lý cồng kềnh.

5. Du lịch cùng với... lợn

 Nếu đủ can đảm, bạn có thể đi du lịch và bơi nhảy cùng những chú lợn. Bạn sẽ không cần lo lắng chúng sẽ cắn bất kỳ ai như khi bơi cùng cá heo, chỉ cần đừng lảm nhảm về món xúc xích bên tai chúng.

6. Du lịch đến công viên những người lùn

Công viên chủ đề của những người lùn nằm trên đỉnh đồi tại miền Nam Trung Quốc, tất cả các nhân viên ở đây đều thấp hơn 4 feet. Công viên này thu hút được sự quan tâm đặc biệt của thế giới, nó tạo cơ hội cho những người không tìm được việc làm vì vấn đề chiều cao.


9:04 AM | 0 comments

Đập hộp BlackBerry Porsche Design P’9981 chính hãng

Sản phẩm chính hãng sẽ sử dụng hệ điều hành BlackBerry OS 7, hỗ trợ tiếng Việt trong cả hiển thị, soạn thảo văn bản và sách hướng dẫn. Máy có giá 45 triệu đồng, sản xuất tại Canada.

BlackBerry Porsche Design P’9981 là smartphone không hướng tới người phổ thông, vì dòng sản phẩm này theo xu hướng tạo nên đẳng cấp riêng về kiểu dáng thiết kế, không chú trọng nhiều đến sức mạnh công nghệ hiện đại. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của sản phẩm tại Việt Nam là các điện thoại Vertu.

Porsche Design BlackBerry P’9981 chính hãng giá 45 triệu đồng. Ảnh: Anh Vũ

Máy có cấu hình tương tự như Bold 9900, sử dụng bộ xử lý Qualcomm Snapdragon MSM8655 tốc độ 1,2 GHz, RAM 768 MB, bộ nhớ lưu trữ 8 GB, có hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ, màn hình 2,8 inch cảm ứng đa điểm, camera chụp ảnh 5 megapixel, hỗ trợ quay phim 720p, có tự động canh nét và đèn Led flash.

Máy khá nặng, trong lượng đến 155g do có khung viền từ thép không gỉ dày và có nhiều góc cạnh hơn so với máy BlackBerry truyền thống. Các chi tiết được chăm chút kỹ lưỡng do chịu sự ảnh hưởng của Porsche Design (một công ty chuyên thiết kế sản phẩm theo từng cá tính người dùng).

Sản phẩm bán tại thị trường Việt Nam sẽ có nhiều phụ kiện kèm theo bao gồm đế cắm để sạc trên bàn trực tiếp, tai nghe dạng in-ear, có đến 4 đầu cắm sạc dùng theo chuẩn riêng của các nước như loại 3 chấu, 2 chấu hoặc chân xéo.


12:00 AM | 0 comments

Sony khởi động giải thưởng World Photography Award 2013

Written By Unknown on 12.26.2012 | 5:00 PM

Giải thưởng Sony World Photography Award được biết đến như một trong những giải thưởng thường niên trên thế giới thế giới về Nhiếp ảnh. Cuộc thi này là sân chơi nhằm tìm ra những tài năng mới trong lĩnh vực Nhiếp ảnh cũng như Điện ảnh, không phân biệt tuổi tác, chuyên nghiệp hay không chuyên. Đặc biệt, cuộc thi năm nay là lần đầu tiên có sự xuất hiện của Giải thưởng Quốc gia, dành riêng cho công dân mang quốc tịch Việt Nam.


Để tham gia gửi ảnh, bạn đọc có thể truy cập tại đây với bốn hạng mục xếp loại giải thưởng:

    Giải Mở rộng - dành cho nhiếp ảnh gia không chuyên: Người thắng giải sẽ nhận được giải thưởng có giá trị 5000 USD cùng với chuyến đi tới London để tham dự lễ trao giải Sony World Photography Award 2013. Hạng mục này nhận bài dự thi đến hết ngày 4/1/2013.
    Giải Trẻ - dành cho mọi đối tượng từ 19 tuổi trở xuống: Dành cho thế hệ trẻ dù đang học hay có đam mê liên quan đến lĩnh vực Nhiếp ảnh. Giải Trẻ bắt đầu nhận bài dự thi cho đến hết ngày 4/1/2013.
    Giải 3D - dành cho mọi đối tượng sử dụng công nghệ 3D trong nhiếp ảnh: Các bức ảnh và video 3D với những khoảnh khắc hoàn hảo, đạt độ sâu, độ nét và sự chân thực đáng kinh ngạc. Giải này nhận bài đến hết ngày 4/1/2013.
    Cuộc thi Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp: Người thắng cuộc sẽ đạt được danh hiệu cao quý L’Iris d’Or cùng giải thưởng lên tới 25,000 USD. Giải Chuyên nghiệp nhận bài dự thi cho đến hết ngày 9/1/2013.

Quá trình chấm giải diễn ra từ tháng 1/2013 bởi Hội đồng danh dự của Sony. Danh sách người thắng cuộc được công bố trong buổi Gala Sony World Photography Awards diễn ra tháng 4/2013 tại London (Anh).

Lưu ý: Người tham gia khi lựa chọn một trong ba giải Mở rộng, Trẻ hay Chuyên nghiệp sẽ không được tham gia hai giải còn lại.

Ngoài ra, cuộc thi năm này còn có sự góp mặt của Giải thưởng Quốc gia Việt Nam, dành riêng cho các nhiếp ảnh gia nghiệp dư trong nước với 3 giải thưởng giá trị bao gồm Giải Nhất: máy ảnh Sony SLT-A99 và ống kính SAL2470Z, tác phẩm được trưng bày tại triển lãm World Photo London và đăng tải trên trang web WorldPhoto, Giải Nhì: máy ảnh Sony SLT-A77 và ống kính SAL1650 và Giải Ba: máy ảnh Sony SLT-A57K kèm ống SAL1855. Để tham dự, thí sinh nộp những bức ảnh đẹp nhất vào một trong mười thể loại của giải Mở rộng trước ngày 4/1/2013. Số lượng ảnh dự thi không giới hạn. Người thắng cuộc sẽ được chọn bởi hội đồng ban giám khảo bao gồm ông Yuzo Otsuki - Tổng Giám đốc Sony Việt Nam và ông Astrid Merget - Giám đốc sáng tạo của World Photography Organisation.
Tham khảo thêm thông tin chi tiết cùng điều lệ tham gia cuộc thi tại đây.


5:00 PM | 0 comments

Tìm hiểu về Internet of Things và hứa hẹn trong năm 2013

Nếu là người thường xuyên lướt web tìm hiểu về các khái niệm mới, chắc hẳn trong thời gian gần đây bạn đã không dưới một lần nghe nói đến khái niệm Internet of Things (IoT). Nói một cách nôm na đây là khái niệm mô tả sự kết nối của các vật thể (things) xung quanh chúng ta trong một mạng lưới như mạng Internet mà hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng. Nhiều người sẽ nghĩ thế thì có gì mới? Đầu HD, tivi, laptop, smartphone của tôi vẫn kết nối hàng ngày đấy thôi? Để làm rõ các thắc mắc này cũng như tìm hiểu tại sao các chuyên gia lại cho rằng năm 2013 sẽ là năm đầu tiên khái niệm Internet of Things bùng nổ mạnh mẽ, tương tự như những gì đã xảy ra với Cloud Computing 2 năm vừa qua.


Những hiểu biết căn bản

Khái niệm Internet of things được kĩ sư người Anh Kevin Ashton đề xuất lần đầu vào năm 1999, khi mà sự phát triển mạnh mẽ của Internet dần tăng cường khả năng kết nối không chỉ về chiều rộng - khoảng cách địa lí- mà còn cả về chiều sâu -hỗ trợ kết nối ngày càng nhiều đối tượng (đây là những năm điện thoại di động và smartphone bắt đầu nhăm nhe bùng nổ mạnh). Về cơ bản, Ashton cho rằng việc cung cấp dữ liệu cho Internet trong giai đoạn này phụ thuộc quá nhiều vào con người. Khởi động chức năng log, up ảnh, quét mã vạch, nhập số liệu.v.v. tất cả thông tin cung cấp cho thế giới mạng lúc đó đều đòi hỏi sức người, dù nhiều hay ít. Các hệ thống máy tính lúc này mới chỉ chủ yếu được dùng cho việc xử lí dữ liệu đó, truyền dẫn trong một phạm vi giới hạn về chiều sâu (PC-PC) và hầu như không có khả năng sản sinh ra dữ liệu.

Là một kĩ sư công nghệ, hiển nhiên Ashton không thể tin vào sự chính xác và tốc độ làm việc của con người, vì vậy ông cho ra đời ý tưởng về một tương lai trong đó các hệ thống điện toán tự thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh, tự trao đổi cho nhau theo cách hợp lí nhất và từ đó tự cung cấp kết quả đã được xử lí cho người người vào thời điểm thích hợp nhất. Ví dụ như các cảm biến có thể tự thu thập số liệu truyền về để máy chủ phân tích xem một dây chuyển sản xuất có chi tiết nào cần thay thế, bảo dưỡng thay vì cần sức người cho 2 công đoạn: thu thập các số liệu đó và nhập vào máy chủ. Ý tưởng về sự kết nối này tuy ra đời sớm nhưng với hoàn cảnh xã hội của những năm 2000, có lẽ nhiều người chỉ nghĩ về các ứng dụng của nó trong môi trường sản xuất, kinh doanh. Thế nhưng giờ đây với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp phần cứng, chúng ta sắp được chứng kiến một thế giới trong đó mọi thứ từ công cụ sản xuất đến vật dụng cá nhân được cung cấp khả năng thu thập, phân tích dữ liệu và kết nối với nhau thành một mạng lưới để phục vụ con người một cách tốt nhất.

Dĩ nhiên là ngoài sự phát triển của phần cứng, còn rất nhiều chuyện phải lo. Nếu không có đủ nguồn lực để phát triển phần mềm cho các nền tảng phần cứng đó thì mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa. Đó là chưa kể đến các vấn đề như tính bảo mật thông tin hay chất lượng kết nối, những vấn đề tối quan trọng nếu ta muốn thu thập dữ liệu về một con người và truyền tải đi nơi khác. Khó khăn còn đó, nhưng thực tế là ở các thị trường nước ngoài, một số sản phẩm như Fitbit (hệ thống theo dõi sức khỏe bằng một số thiết bị wifi) hay Fuelband (công cụ theo dõi quá tình rèn luyện của Nike) đang dần trở nên phổ biến, chứ không còn dừng ở mức ý tưởng nữa. Một số ý tưởng như Lockitron (quản lí khóa nhà qua thiết bị di động) hay Growerbot (quản lí hệ thống tưới tiêu cỡ nhỏ) cũng sắp hoàn thành giai đoạn thử nghiệm. Sự bùng nổ của Internet of Things không còn xa nữa, chúng ta hãy cùng xem các chuyên gia nói gì tại hội thảo Le Web.

Xử lí dữ liệu
Điểm quan trong đầu tiên cần cân nhắc khi triển khai các giải pháp IoT là các nguồn dữ liệu. Rất nhiều dữ liệu hữu dụng xuất phát từ chính bản thân con người một cách hoàn toàn tự nhiên, không đòi hỏi thao tác gì phức tạp. Sau khi xem xét điểm này, một số chuyên gia cho rằng IoT về cốt lõi vẫn là mạng lưới kết nối con người, được tích hợp các công cụ tự động thu thập và truyền tải dữ liệu. Dù sao thì, mục đích ra đời của công nghệ cũng là để phục vụ con người.

Chuyên viên phân tích dữ liệu DJ Patil của Greylock Partners (hãng đầu tư sừng sỏ có chân trong Facebook, Dropbox, Linkendln) đã có buổi nói chuyện về cách con người có thể sử dụng dữ liệu để cải thiện bản thân. Ông phát biểu “Thử nghĩ mà xem, mỗi giây mỗi phút cơ thể chúng ta đều tạo ra dữ liệu – nhiệt độ cơ thể, lượng mồ hôi, nhịp tìm..v.v  đều là những thứ có thể đo đếm được. Qúa trình đo đạc các thông số liên quan đến mỗi cá nhân cũng là quá trình giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân". Một trong những ví dụ rõ ràng nhất của Patil cho ý tưởng này là ví dụ về hệ thống y tế : “Thực tế thì hiện nay con người đã xây dựng được các cơ chế tự động phát hiện trục trặc cho máy bay. Vậy thì chẳng có lí do gì chúng ta không thể tạo ra được các hệ thống theo dõi tình trạng cơ thể của mỗi cá nhân để các bác sĩ chỉ việc ngồi ở bệnh viện, nhìn vào các dữ liệu đó và chẩn đoán xem cơ thể mỗi người có “trục trặc” gì không”. Nếu bác sĩ riêng của mỗi gia đình có thể truy cập những thông tin cần thiết về tình trạng cơ thể của mỗi thành viên, việc chẩn đoán bệnh hay phát hiện những bất thường nho nhỏ sẽ có thể diễn ra thường xuyên và hiệu quả hơn.

Nhưng Patil cũng đồng thời chỉ ra rằng, dữ liệu gốc từ các thiết bị thu thập dữ liệu (có thể là cảm biến) chưa hẳn đã hữu dụng nếu không có công cụ xử lí chúng một cách hợp lí. Một ví dụ đơn giản: những thông số của bệnh nhân tiểu đường đôi lúc cần được chuyển sang dạng biểu đồ để tiện so sánh và thay đổi liều lượng thuốc; đặc biệt là khi các thiết bị tiến hành thu thập dữ liệu thường xuyên, lượng dữ liệu sinh ra sẽ quá khả năng xử lí của các bác sĩ nếu để nguyên ở dạng số liệu. Mặc dù các quy trình phức tạp như xét nghiệm máu vẫn chưa thể được tiến hành tự động hoàn toàn, người dùng hiện nay đã có thể sử dụng các ứng dụng di động để lưu lại các số liệu xét nghiệm, chế độ ăn, triệu chứng hiện tại.v.v. Các số liệu này sau đó có thể được chuyển đến tay bác sĩ theo nhiều cách. Trong tương lai gần, có lẽ các bộ xét nghiệm xách tay (thường được cung cấp cho bệnh nhân tiểu đường để tự thực hiện xét nghiệm) sẽ được tích hợp thẳng chức năng lưu lại số liệu và gửi đến các máy chủ.

Việc tạo ra một hệ sinh thái thực sự thống nhất trong đó mọi thiết bị có thể giao tiếp với nhau qua Internet không phải là chuyện có thể thực hiện xong trong một sớm một chiều. Nhưng một khi các tổ chức quốc tế hoàn thiện được các chuẩn chung, đặt nền móng cho hệ thống giao tiếp, trong tương lai quá trình triển khai sẽ trở nên đơn giản hơn chúng ta tưởng rất nhiều.

Nền tảng mở
Thiết kế để tủ lạnh có thể “giao tiếp” với con người là chuyện không có gì mới, nhưng thiết kế để chính chiếc tủ lạnh đó giao tiếp được với máy sưởi, điện thoại.v.v. lại là một chuyện hoàn toàn khác. Phạm vi của IoT càng mở rộng, mọi chuyện càng trở nên phức tạp, đặc biệt là khi tồn tạo các rào cản giao tiếp giữa các nền tảng điện toán khác nhau, trên các thiết bị khác nhau.

Jeff Hagins là nhà sáng lập và giám đốc công nghệ của SmartThings - một trong những công ty tiên phong chuyên cung cấp các gói vật dụng gia đình được thiết kế dựa trên ý tưởng về IoT. Tại buổi hội thảo, Hagin đã phát biểu về những nền tảng ông cho rằng có khả năng hỗ trợ sự phát triển của IoT, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho những người thiết kế sản phẩm trong quá trình thiết lập phương pháp giao tiếp giữa vật dụng với nhau và với con người.

“Mọi thứ cần phải đơn giản” Ông nói  “Hệ thống Internet of Things phải được xây dựng dựa trên những nền tảng mở, đơn giản và thông minh. Nhiều người không nhận ra được điều hiển nhiên này”.

Đi vào cụ thể, Hagin giải thích rằng đây là những chi tiết tối quan trọng trong việc mở rộng IoT. Người tiêu dùng luôn có xu hướng chọn những sản phẩm dễ sử dụng và cho hiệu quả rõ ràng. Hơn thế nữa, việc sử dụng các nền tàng mở, linh hoạt sẽ giúp các nhà phát triển và thiết kế sản phẩm có thể chia sẻ các giải pháp, tìm ra tiếng nói chung trong quá trình thiết lập các chuẩn giao tiếp và nâng cấp sản phẩm, thay vì bị bó buộc, tự mày mò tìm giải pháp trong thế giới riêng của mình. Để lấy ví dụ, Hagin cho biết hiện tại các sản phẩm của SmartThings hỗ trợ giao tiếp qua Zigbee, Zwave, Wifi và trong tương lai gần là Blluetooth, nhờ vậy cho khả năng “kết nối mọi thiết bị trong gia đình bạn lại để tạo ra một hệ thống thông minh và hoàn toàn tự động”.

Hagins cũng đề cập đến ý tưởng về việc mô phỏng lại các thiết bị của thế giới thật trong thế giới ảo, và quản lí chúng trong môi trường trực tuyến. Nhờ vào việc sử dụng các nền tàng mở, trong tương lai mọi thứ đều có thể được tái lập trình để tham gia hệ sinh thái chung IoT, Hagin cho biết “Khi chúng ta thay đổi thông số của những đối tượng đại diện trong thế giới ảo, thiết bị trong thế giới thật cũng theo đó mà thay đổi. Chúng ta tương tác với đối tượng đại diện như thế nào, thiết bị thật sẽ phản hồi một cách tương ứng”. Lấy một cách đơn giản, ngày mà bạn có thể bật/tắt hay tăng nhiệt độ lò nướng khi ngồi cách nhà hàng trăm cây số không còn xa nữa.

Các chướng ngại
Những hứa hẹn kể trên nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng một trong bài toán quan trọng mà Ashton nêu ra từ 1999 vẫn chưa hoàn toàn được giải quyết: các thiết bị hiện nay vẫn dựa dẫm rất nhiều vào dữ liệu cho con người cung cấp. Chỉ sau khi các cơ chế tự động thực sự được hoàn thiện, hệ sinh thái IoT mới thực sự trở nên hữu dụng cho con người, thay vì chỉ dừng ở mức ý tưởng.

Amber Case – chuyên gia về tự động hóa của Esri R&D Centre trình bày một số vấn đề cần lưu ý khi con người ngày càng trở nên phụ thuộc vào máy móc, đặc biệt là các thiết bị di động:  “Mọi hoạt động của con người sẽ sản sinh ra dữ liệu đầu vào cho các thiết bị, từ vị trí, thời điểm hoạt động, tốc độ và hướng di chuyển…. Chỉ cần khéo léo kết hợp các thông số này với một số thông tin khác về môi trường xung quanh, chúng ta có thể làm được rất nhiều thứ”

Case cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tự động hóa. Chỉ mới một vài năm trước, các thiết bị di động vẫn hoạt động chủ yếu dựa trên các nút bấm. Tuy giờ đây phần lớn các phím chức năng đã được thay thế bằng các chức năng trên màn hình cảm ứng và một số lệnh nói cơ bản, trong tương lai mọi thứ còn có có thể được nâng cấp lên mức cao hơn nhiều khi mà con người có thể ra lệnh cho các hầu hết thiết bị bằng các thao tác trong không khí, bằng giọng nói hoặc thậm chí chỉ cần chờ các thiết bị tự động kích hoạt chức năng cần thiết tùy theo vị trí, tình trạng môi trường xung quanh.

Ví dụ đơn giản nhất là việc tự động hóa các căn hộ dựa trên vị trí chủ nhà. Bà nói  “Thay vì bám lấy những ý tưởng cổ hủ như nhồi nhét hàng đống cảm biến khắp nơi, chúng ta có thể đơn giản thiết kế để đèn trong nhà tự bật-tắt dựa trên vị trí hiện tại của chủ nhà. Trong thực tế, những thứ như chìa khóa, ví và điện thoại di động hiện đã trở thành vật bất li thân của rất nhiều người mỗi khi bước ra khỏi nhà. Vì vậy cách tiếp cận này hợp lí hơn rất nhiều so với việc nhồi nhét cảm biến khắp mọi ngóc ngách.

Case cũng một lần nữa nêu lên sự cần thiết của việc chuẩn hóa: “Nếu các dữ liệu do mỗi thiết bị thu thập được lại được cung cấp dưới dạng khác nhau thì chúng ta sẽ không bao giờ kết nối nổi thứ gì với nhau cả, đừng nói đến chuyện tự động hóa”. “Hiện nay chúng ta phải làm việc với đủ loại ma trận dữ liệu” bà nói tiếp. “Các nền tảng, cơ sở dữ liệu, API..v.v.. thường xuyên không thể giao tiếp do không sử dụng chung chuẩn dữ liệu. Phải thiết lập được các giao thức chung cho mọi loại thiết bị và nền tảng phần mềm, như vậy chúng ta mới có thể khiến các thiết bị giao tiếp được với nhau”.

Trở thành siêu nhân nhờ IoT?
Những năm qua con người đã tìm mọi cách để điện toán hóa mọi lĩnh vực: từ nhật kí, báo chí, truyền thông đến phim ảnh, dịch vụ y tế .v.v. Giờ đây khi đã có đầy đủ phương tiện để đưa dữ liệu từ mọi mặt của đời sống lên thế giới ảo, đã đến lúc chúng ta tìm cách khiến những dữ liệu ảo này phục vụ hiệu quả hơn cho thế giới thật.
Hãng đầu tư Charles River đã tiến hành một khảo sát nho nhỏ về “siêu năng lực” trên một ngàn người và công bố kết quả tại Le Web để phục vụ phân tích của mình. Câu hỏi của cuộc khảo sát khá đơn giản “Bạn muốn có loại siêu năng lực nào”. Các kết quả thu được khiến nhóm khảo sát khá bất ngờ. Munjin Shah, đại diện của Charles River cho biết “Vượt lên trên tất cả những ý tưởng về khả năng tàng hình, bay lượn, sai khiến.v.v. ta thường nghĩ đến, năng lực được chọn nhiều nhất lại là khả năng nói tất cả các thứ tiếng. Xếp ngay sau đó là khả năng an ủi bất kì ai. Kết quả này thực sự khiến chúng tôi rất ấn tượng”.

Shah cho biết điều này phản ánh nhu cầu kết nối mạnh mẽ trong khu vực tiến hành khảo sát. Các sản phẩm công nghệ hoàn toàn có thể dựa trên những nghiên cứu dạng này để tìm ra hướng đi phù hợp, tận dung các thông tin sẵn có trên thế giới mạng. Nói cho cùng, các phép màu công nghệ đã và đang cung cấp cho con người những “phép thuật” mà trước đây chúng ta ngỡ người thường không bao giờ có được. Anh lấy ví dụ điển hình là Google Maps, một dạng đoán trước tương lai cho phép người dùng thấy trước tình trạng  giao thông, địa hình của nơi sắp đến; hay những công cụ như Lockitron, bằng việc cho phép người dùng mở/khóa cửa từ xa đã cung cấp cho người dùng một dạng “teleport”. Những nền móng như dữ liệu ngôn ngữ trên Internet hay dữ liệu bản đồ của Google, Nokia… hiện không còn quá khó để tiếp cận.Và trong tương lai rất gần, khi ngày càng nhiều phương pháp sử dụng các dữ liệu ảo này để phục vụ đời sống thật được triển khai, sẽ là không ngoa khi nói IoT có thể biến bất cứ ai thành siêu nhân.

Điều khiển bằng ý nghĩ
Một trong những điểm nhân thu hút được nhiều chú ý nhất trong hội thảo là sản phẩm đọc sóng não Muse của InteraXon. Hiện tại, chức năng của chiếc vòng này mới chỉ dừng ở mức phát hiện những thay đổi của sóng điện não và hiển thị dưới dạng thông số hoặc biểu đồ trên thiết bị di động, người dùng có thể dựa vào đó luyện các bài tập kiểm soát trạng thái tinh thần. Tuy vậy, trong tương lai khi các thuật toán được hoàn thiện, Ariel Garten – đồng sáng lập InteraXon – cho biết đây sẽ là chìa khóa cho một kỷ nguyên điều khiển mới.

“Ngày mà chúng ta có thể bật hoặc tắt đèn trong nhà chỉ bằng ý nghĩ không còn quá xa nữa” bà phát biểu. “Các công nghệ mới sẽ hỗ trợ con người ngày càng đắc lực.”Ngay tại Le Web lần này, InteraXon đã trình diễn một ứng dụng của sản phẩm này. Khi người dùng thử đeo Muse và tiến hành soạn email, font chữ trong mail thay đổi thành công theo trạng thái tâm lý của người soạn. Và đây mới chỉ là những giai đoạn thử nghiệm đầu tiên, hãy thử tưởng tượng những gì Muse có thể làm một khi các cảm biến và thuật toán trở nên thực sự hoàn thiện?

Trên thực tế, IoT đã và đang được triển khai từng ngày. Chiếc vòng Muse sẽ được bán trong năm tới, các hệ thống Lockitron cũng sẽ đi vào hoạt động trong vài tháng tới còn hệ thống theo dõi sức khỏe Fitbit thì đang có số lượng người dùng tăng chóng mặt. Tuy vậy việc thiếu đi các chuẩn phát triển chung đang khiến các giải pháp IoT khó mở rộng phạm vi thiết bị.

Trong năm 2013, khi các sản phẩm tiên phong của hệ sinh thái IoT đặt được nền móng vững chắc trên thị trường, không có lí do gì mà các tổ chức quốc tế không đẩy nhanh việc hoàn thiện các chuẩn phát triển và giao thức giao tiếp. Khi những viên gạch đầu tiên này đã vào chỗ, vấn đề còn lại chỉ là liệu chúng ta đã sẵn sàng để đón cơn bão công nghệ mới này chưa mà thôi.

4:30 PM | 0 comments

2013: Cuộc chiến nảy lửa Google - Amazon sẽ diễn ra

2013 sẽ là năm mà cuộc đối đấu giữa 2 đại gia này trở nên khốc liệt, đặc biệt trên lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, bán lẻ qua thiết bị di động và điện toán đám mây.

Mầm mống của cuộc đối đầu giữa Amazon và Google đã bắt đầu từ cách đây 10 năm khi Tổng Giám đốc Amazon Jeff Bezos hay tin Google đang thực hiện một dự án quét (scan) và số hóa các catalog sản phẩm.

Bezos đã dự đoán đúng. 2013 sẽ là năm mà cuộc đối đấu giữa 2 đại gia này trở nên khốc liệt, đặc biệt trên lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, bán lẻ qua thiết bị di động và điện toán đám mây. "Amazon muốn trở thành điểm đến duy nhất, nơi mà bạn có thể mua tất cả mọi thứ. Còn Google muốn trở thành nơi duy nhất mà bạn có thể tìm thấy tất cả mọi thứ và tất nhiên là bạn sẽ mua sản phẩm tại đó. Khi nhìn ở những khía cạnh này, việc 2 bên đụng độ nhau là có thể thấy trước được”, Chi-Hua Chien, một đối tác tại hãng đầu tư mạo hiểm Kleiner Perkins Caufield & Byers, nhận xét.

Không lâu sau khi Bezos biết về kế hoạch quét catalog của Google, Amazon đã bắt đầu quét sách và cung cấp các trích đoạn được số hóa. Thiết bị đọc sách Amazon Kindle được tung ra vài năm sau đó cũng là để cản bước tiến của Google. Giờ đây, Amazon đang thúc đẩy mảng quảng cáo trực tuyến nhằm giành lấy doanh thu và người sử dụng từ trang web tìm kiếm của Google.

Tuy nhiên, điều này sẽ sớm thay đổi khi Amazon đang nắm trong tay “át chủ bài” công nghệ mới DSP (Mô hình phát hành trực tiếp). Công nghệ này có thể thâm nhập kho lịch sử mua sắm khổng lồ của người tiêu dùng, giúp các nhà marketing đưa mẫu quảng cáo đến với các nhóm đối tượng cụ thể mà họ nhắm đến trên Amazon.com và trên các website khác.

Bằng cách bán quảng cáo, Amazon có thể mang về nguồn thu với mức biên lợi nhuận cao hơn so với mảng bán lẻ. Và khi cho phép các mẫu quảng cáo sản phẩm (những sản phẩm mà Amazon không có bán trên website) xuất hiện trên website của mình, Amazon sẽ dần trở thành điểm đến đầu tiên mà người tiêu dùng truy cập vào để tìm mua sản phẩm.

Amazon hiện đang bán các mẫu quảng cáo xuất hiện bên phần kết quả tìm kiếm sản phẩm trên trang web của mình. Theo comScore, đã có đến 6,7 tỉ lượt xem quảng cáo trên trang Amazon.com trong quý III/2012, hơn gấp 3 lần cùng kỳ năm 2011.

Vì thế, gần đây Google đã tiến hành một thay đổi nhỏ đối với dịch vụ tìm kiếm sản phẩm Google Shopping. Theo đó, các nhà bán lẻ và các nhà kinh doanh thương mại trực tuyến phải trả một khoản phí để được xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm.

Một lợi thế của Google là hệ điều hành Android đang được sử dụng rất rộng rãi trên các thiết bị di động (ngay cả Amazon cũng dùng hệ điều hành Android cho thiết bị của mình). Tuy nhiên, đến bây giờ, Google vẫn chưa tìm ra được cách nào có thể kiếm tiền hiệu quả từ các mẫu quảng cáo tìm kiếm trên thiết bị di động và bán các hàng hóa kỹ thuật số như trò chơi, âm nhạc, ứng dụng, video, ứng dụng.

Trong khi đó, Amazon đã phản công lại Google vào năm 2011 khi tạo ra phiên bản riêng Android cho chiếc máy tính bảng Kindle Fire, cho phép Amazon thay thế các dịch vụ hái ra tiền của Google (như âm nhạc kỹ thuật số và kho ứng dụng) bằng dịch vụ riêng của mình.

Cả hai cũng đang đụng độ ở mảng phần mềm điện toán đám mây. Amazon đã khai sinh ra mảng điện toán đám mây cách đây hơn 6 năm, cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu và các dịch vụ công nghệ khác cho khách hàng. Còn Google chỉ mới tung ra dịch vụ điện toán đám mây trong năm nay. Nhưng theo ông Etzioni, thị trường điện toán đám mây đang tăng trưởng nhanh đến nỗi vẫn còn chỗ để Google chen chân vào.

Đó là lý do gần đây, Google đã mua lại BufferBox, một công ty chuyên cung cấp cho người mua sắm các tủ giao hàng tạm thời để nhận hàng từ các nhà bán lẻ thương mại điện tử trực tuyến. Google cũng đang thử nghiệm dịch vụ giao hàng trong cùng ngày tại San Francisco, nhằm thâm nhập sâu hơn thị trường bán lẻ trực tuyến.

“Nếu làm chủ được cả khâu tìm kiếm lẫn giao hàng thì Google sẽ có thể cung cấp cùng trải nghiệm như của Amazon. Đây là một mô hình có biên lợi nhuận cao hơn và hiệu quả hơn”, ông Chien, Kleiner Perkins Caufield & Byers, nhận xét.


4:00 PM | 0 comments